BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG PCCC

Công Ty Tnhh MTV Tấn Đức Phát Công Ty Tnhh MTV Tấn Đức Phát

9A,Đường 1A, KCN Biên Hòa 2, Phường An Bình,Tp Biên Hòa

BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG PCCC
Ngày đăng: 11/04/2023 04:33 PM

    DỊCH VỤ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA HỆ THỐNG PCCC - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

    PCCC Tấn Đức Phát đơn vị chuyên cung cấp và bảo trì, sửa chữa hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy cho tất cả các tòa nhà, công ty doanh nghiệp. Chúng tôi hiểu được ý nghĩa thật sự của việc chữa cháy. Với nhiều năm trong lĩnh vực thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống pccc cùng đội ngũ nhân viên kỷ thuật lành nghề, chúng thôi cam kế đêm lại hiệu quả cao, tiến độ công việc nhanh nhằm giảm chi phí, giá thành dịch vụ cho khách hàng.

    Bao nhiêu lâu phải bảo trì hệ thống PCCC?
    Căn cứ quy định tại điều 6.2.2, TCVN 3890:2009, việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy được quy định như sau:

    + Hệ thống báo cháy phải được kiểm tra, bảo dưỡng mỗi năm ít nhất 02 (hai) lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

    + Việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất 2 năm một lần phải bảo dưỡng lại toàn bộ hệ thống.

    Căn cứ quy định tại điều 7.2.2, TCVN 3890:2009, việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động được quy định như sau: trừ khi có hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ ít nhất 01 (một) năm 01 (một) lần.

    A. Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy:
    1. Công tác chuẩn bị

    – Đội ngũ nhân viên : Chuyên môn giỏi, yêu nghề và hết mình với công việc.
    – Kế hoạch: Được chuẩn bị kĩ lưỡng, lường trước những tình huống cụ thể nhất. Đội ngũ nhân viên thường xuyên kiểm tra chéo chất lượng làm việc và yêu cầu của khách hàng.

    2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống báo cháy

    Sau khi rà soát tất cả các hệ thống, chúng tôi sẽ lần lượt đi kiểm tra tất cả các thành phần của hệ thống báo cháy tự động:

    a. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy

    – Kiểm tra tín hiệu bo mạch chủ, nguồn nuôi, phần cứng, phần mềm
    – Lập trình lại hệ thống điều khiển, tín hiệu đèn và bàn phím
    – Bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ
    – Test lại toàn bộ tủ điều khiển sau bảo dưỡng

    b. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu.

    – Test hệ thống cáp tín hiệu có bị đứt không
    – Test độ bền dây cáp và các mối nối, bổ sung vào hệ thống bản vẽ thiết bị.

    c. Bảo trì đầu dò khói.

    – Test nguồn và đường dây
    – Kiểm tra các tiếp điểm
    – Đo các thông số kỹ thuật bằng thực nghiệm
    – Test khả năng hoát động của hệ thống
    – Vệ sinh và bảo dưỡng

    d. Bảo trì đèn chớp.

    – Test phần cung cấp tín hiệu, nguồn, tiếp điểm
    – Vệ sinh đèn chớp

    e. Bảo trì còi báo cháy.

    – Kiểm tra nguồn của còi
    – Kiểm tra, đánh giá độ bền dây nguồn, dây tín hiệu
    – Kiểm tra độ rung
    – Lau chùi vệ sinh

    f. Bảo trì nút nhấn khẩn cấp

    Đây là bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống ( Công tắc đập vỡ kính). Quy trình kiểm tra bảo trì hệ thống báo cháy của bộ phận này như sau:
    – Kiểm tra nguồn
    – Kiểm tra đường cung cấp tín hiệu
    – Lau chùi bụi bẩn và đầu nối tiếp điểm

    Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
    3. Nguyên tắc an toàn

    – Bảo trì hệ thống báo cháy tự động nên được tiến hành 3 tháng 1 lần
    – Tất cả các thiết bị phòng và chữa cháy phải được vệ sinh vào kiểm tra kỹ càng nhằm kịp thời thay thế và bổ sung theo đúng tiêu chuẩn về an toàn PCCC.

    B. Quy trình bảo trì hệ thống chữa cháy
    1. Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC

    Kiểm tra tình trạng hoạt động của Máy bơm điện + máy bơm bù áp, tủ điều khiển, đèn báo, đồng hồ volt, ampe, CB tổng + CB điều khiển máy bơm, Rơle trung gian + De

    2. Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng

    Kiểm tra, bảo trì các van khóa đường ống dẫn nước, đồng hồ đo áp lực nước, các vòi phun nước cứu hỏa lay timer, điện áp AC vào và nguồn DC

    3. Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

    Kiểm tra chức năng và vệ sinh đầu sprinkler, Vận hành hai Valve phía sau hai nhà kho để test,  thay nước mới trong hệ thống, Kiểm tra chuông báo động của trạm bơm

    4. Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường

    Kiểm tra các cuộn vòi, Kiểm tra bằng mắt tất cả các cuộn vòi, Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi, tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ, kiểm tra thao tác đấu nối, độ kín của Van, thay ron nếu cần.

    5. Kiểm tra hệ thống trụ nước ngoài trời

    Kiểm tra tất cả các trụ nước, xả thử nước không áp, loại bỏ nước trong ống, bơm lại nước mới.

    6. Kiểm tra các valve khống chế

    Đóng mở các van ở các hố van, tra dầu nhớt từng van, thay ron nếu cần.

    7. Kiểm tra bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy

    Kiểm tra đồng hồ áp suất bình/ quả cầu, kiểm tra và niêm phong chì.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline